Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Quán phở “thôi bán”

Quán phở “thôi bán”

1.     Những  yếu tố tạo nên những ổn định của quán phở ấy thật đặc biệt có điểm đặc biệt.
-         Thứ 1: trên bàn làm phở của ông chủ không có bát bột ngọt to đùng, nồi nước dùng hầm 3 yến xương hòa toàn có thể thay thế những cùi dìa bột ngọt mà ở các quản phở khác người ta thường bỏ một cách hào phóng vào bát phỏ của khách.
-         Thứ 2: khách phải xếp hàng và cầm sẵn tiền ở tay để trả tiền trước khi ăn
-         Thứ 3: giá mỗi bát phở ở đây cao hơn tất cả những quán phở khác ở trong vùng
-         Thứ 4: có một tấm biển mà không khách nào muốn nhìn nhưng mỗi ngày ông vẫn mang ra 2 lần để trưng bày, đấy là tấm biển bán “thôi bán”. Đây có lẻ là yếu tố đặc biệt nhất. Thôi bán ở đây nghĩa là không bán nữa chứ không phải hết bánh hết thịt. Việc thôi bán của ông ở đây là nhằm đảm bảo cho chất lượng của bát phở,bát phở đầu tiên cũng như bát phở cuối cùng. Đối với ông uy tín chất lượng được đưa lên hàng đầu và tuyệt đối được coi trọng. Ông giải thích về việc thôi bán là do sức ông chỉ làm được 300 bát, nếu thuê người khác thì ông không tin và nồi nước dùng cũng chỉ đủ cho 300 bát, nếu bán đến 301 bát thì nước sẽ lẫn cạn xương còn nếu đổ phích nước vào thì phở sẽ nhạt và sẽ không có vị phở.
Quan điểm của ông là thà không bán còn hơn bán phở kém chất lượng cho khách hàng, vậy nên việc thôi bán chính là muốn khánh hàng được thưởng thức món phở của ông một cách ngon miệng và nhờ vậy sản phẩm của ông luôn giữ được uy tín lôi cuốn và giữ được khách hàng.
2.     Con số 300, 301 đã tạo sự tò mò và ngạc nhiên của khách hàng, bởi bán hàng và nhất là bán phở thì them một bát có đáng bao nhiêu mà ông chủ không bán đến bát thứ 301 mà chỉ bán đến bát thứ 300 là lại đem tấm biển thôi bán ra trưng. Có thể nói con số 300, 301 chỉ là tương đối song con số ấy chỉ tạo cho khách hàng cảm giác rằng phở của ông chỉ bán với số lượng có hạn và ổn định, muốn ăn thì phải nhanh lên kẻo hết, nhờ vậy mà người thứ 300 mà ăn phở cũng không có cảm giác là mình ăn bát phở cuối cùng mà ngược lại anh ta sẽ cảm giác thấy ngon hơn và may mắn vì chỉ nếu chậm mọt chút thôi thì sẽ rơi vào vị trí 301 tì phải ngậm ngùi nuối tiếc quyết tâm phải thưởng thức bằng được món phở đặc biệt này bằng cách hôm sau sẽ đến sớm hơn. Nhờ vậy ông chủ luôn luôn bán hết hàng một cách nhanh chóng.
Với ông chủ 300 bát là triết lý kinh doanh, đó là con số bất di bất dịch, 301 sĩ là con số biến đổi hoàn toàn về chấ lượng sẽ đổ vỡ hết con số 300 mà ông đã tạo nên. Với ông lấy công là lãi là chủ yếu them một bát thì doanh thu và lợi nhuận them không đáng kể là bao nhiêu nhưng rất có thể sẽ mất nhiều khách hàng không may mắn vào con số 301 ẫn sau đó là đạo đức kinh doanh.
Với khách hàng những ai ở con số 300 sẽ sẽ cảm thấy may mắn đó là cái tâm của người bán hàng và văn hóa ẩm thực. còn người thứ 301 sẽ cho rằng mình là người bất hạnh khi phải đợi hàng mấy chục phút cũng phải về không song bên cạnh đó người ấy sẽ cẩm nhận được cái tâm cái triết lí bất di bất dịch của ông chủ. Nếu người này vẫn được ăn anh ta chỉ thỏa mãn lúc đó song lập tức anh ta nhận ra rằng mình phải ăn bát phở kém chất lượng.
3.     Việc hạn chế mỗi ngày chỉ có 300 bát phở không mâu thuẫn với nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận, vì phở của ông luôn đảm bảo chất lượng với giá cả ổn định và điều đặc biệt với tấm biển “ thôi bán”  và cách thôi ngay khi đến bát thứ 300 không bao giờ đén bát thứ 301 do vậy phở của ông bán rất nhanh chóng và lợi nhuận thu về một cách ổn định mang tính thường xuyên và lâu dài. Đó chính là bí quyết làm giàu của ông và không mâu thuẫn với nguyên tắ tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh.

Tóm lại: ông chủ đã cho họ thấy được chữ tin và để thu hút được khách hàng ông đã cho họ thấy điểm mạnh của mình bằng cách thể hiện rất đặc biệt nhue trên: tạo cảm giác riêng độc đáo mà các đối thủ khác không có.
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Learn for Future
Designed by Blog Thiet Ke
Posts RSSComments RSS
Back to top