Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Công ty thiên kinh

Trả lời:
Càu 1: Nêu là Giám đốc của Thiên Kinh
Trước tiên phải gặp trực tiếp Giám đốc của Bắc An để xin lỗi về sự sai hẹn của mình và mong họ thông cảm.
Sau đó, đưa ra lý do cho sự chậm trễ của mình: do phải lựa chọn nguồn hàng có chất lượng, bởi Bắc An là đối tác lâu năm của công ty. Mặt khác, đo thời gian gần đây, lượng nguyên liệu cung cấp khan hiếm nên phải tìm kiếm thêm các nhà cung ứng nguyên liệu nhỏ lẻ nhiều nơi. Vì thế nên mới thiếu hàng cung cấp cho công ty.
=>Khi đưa ra lý do mà nguyên nhân tốt (muốn cung cấp hàng chất lượng cho Bắc An) thì Bắc An sẽ có sự thông cảm.
Ngòai ra, Thiên Kinh cần đưa ra kế hoạch giao hàng tiếp theo để cung cấp đủ cho Bắc An kèm theo đó có thể là việc thể hiện sự thành tâm xin lỗi nhằm giữ chân bạn hàng lâu năm như: có phần giảm giá mềm hơn, hay một khoản bù đắp nào đó cho việc chậm trễ của mình. Hứa sẽ cung cấp đủ số hàng còn thiếu trong thời gian gần nhất.
Riêng với công ty Tân Thành, đã có mối quan hệ làm ăn lâu năm với công ty, lại chưa bao giờ cung cấp thiếu hay sai hẹn, đầy là lần đầu tiên nên công ty chi cần nhắc nhở và yêu cầu Tân Thành nhanh chóng tìm mọi cách hoàn thành hợp đồng với công ty mình. Nếu không sẽ phạt hợp đồng và suy nghĩ lại về những hợp đồng tiếp theo. Hành động này của Thiên Kinh vừa mang tính chất răn đe nhưng vẫn tạo cho Tân Thành cơ hội sửa chữa, không tái phạm lần sau và vẫn giữ được nhà cung cấp cho mình.
Câu 2: Nhận xét về tình hình dự trữ của Thiên Kinh
Tình hình dự trừ cùa Thiên Kinh chưa thực sự tốt, sau sự việc lần này, Thiên Kinh cần xây dựng lại cho mình một hệ thống dự trữ hợp lý hơn. Nguyên nhân dự trữ của Thiên Kinh chưa tốt là do thái độ chủ quan, chưa dự đoán trước được tình hình tương lai của nguồn nguyên liệu, quá tin vào nhà cung ứng nguyên liệu mà đưa mình vào thế bị động khi tới thời gian giao hàng mà chưa có hàng, làm giảm uy tín cùa mình với khách hàng.
Do quá tin vào nhà cung ứng nguyên liệu là Tân Thành và Cam Lương mà Thiên Kinh thiếu hàng, dữ trữ chưa tốt. Công ty cần xây dựng lại cho mình kho nguyên liệu, thực hiện tốt khâu lưu chuyển hàng hóa từ khâu mua- bán- dự trữ. Có thể tìm thêm các nhà cung ứng nhỏ lẻ khác để làm “tấm đệm” phòng ngừa khi có rủi ro.
Câu 3 : Phân tích tầm quan trọng của dự trữ trong kinh doanh
Dự trữ là một trong 3 khâu quan trọng của quá trình lưu chuyển hàng hóa của doanh nghiệp, gồm: mua- bán- dự trữ.
Quản trị dự trữ: là tổng hợp các hoạt động xác định nhu cầu dự trữ, tổ chức dự trữ và đánh giá công tác dự trữ nhằm đảm bảo thực hiện được các mục tiêu của doanh nghiệp.
Quy trình quản trị dự trữ: xác định nhu cầu dự trữ tổ chức dự trữ đánh giá công tác dự trữ.
Vai trò của dự trữ
Đảm bảo đủ số lượng hàng hóa phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp, hạn chế tối đa việc thiếu hàng, thừa hàng gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Dự trữ tốt : Giảm thiểu chi phí dự trữ và các thất thoát, thiệt hại trg quá trình dự trữ hàng hóa. Đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản và cơ sở vật chất của doanh nghiệp.
Dự trữ tốt : đàm bảo cung cấp nhanh, kịp thời và chính xác các thông tin về tình trạng dự trữ, phục vụ quá trình ra quyết định mua hàng và bán hàng của doanh nghiệp.

Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Learn for Future
Designed by Blog Thiet Ke
Posts RSSComments RSS
Back to top