Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

b.Thành lập BCD từ danh sách các thuôc tính


b.Thành lập BCD từ danh sách các thuôc tính
- Coi tất cả các thuộc tính nằm trong một quanhệ rồi tiến hành phân rã theo chuân quan hệ này...
- Phương pháp này có liên quan tới khái niệm về
o Phụ thuộc hàm
o Các dạng chuân

Phụ thuộc hàm
- Định nghĩa phụ thuộc hàm:( Function dependence)
o Thuộc tính B gọi là phụ thuộc hàm vào thuộc tính A nếu như trong R bất cứ 2 bộ (a1, b1, c1 ) (a2, b2, c2 ) mà a1= a2 thì b1= b2 , ai thuộc A thì bi thuộc B
o Ta ký hiệu phụ thuộc hàm A B (A xác định B)
- Các tính chất của phụ thuộc hàm (Tiên đề Amstrong)
- Giả sử: A,B,C là tập các thuộc tính thì
o Tính phản xạ: AB->B
o Tính chiếu: A -> B,C thì A -> B và A -> C
o Tính gộp: A -> B, A -> C thì A -> B,C
o Tính tăng cường: A ->B thì A,C ->B,C với C bất kỳ
o Tính truyền ứng(bắc cầu): A ->B, B ->C thì A ->C
o Tính giả truyền ứng: A ->B, B,C-> D thì A,C-> D
Các dạng chuẩn
- Dạng chuân 1 (1NF): một quan hệ R gọi là chuânl nếu như các miền thuộc tính là miền đơn, không phân nhỏ được nữa.
- Dạng chuân 2 (2NF): Một quan hệ là chuân 2 nếu như nó ở dạng chuân 1 và phụ thuộc hàm giữa khoá và các thuộc tính khác là phụ thuộc hàm sơ đẳng. Các thuộc tính không khóa không phụ thuộc hàm bộ phận vào khóa.
- Dạng chuân 3 (3NF): Một quan hệ là chuân 3 nếu như nó đã ở dạng chuân 2 và phụ thuộc ,hàm giữa khoávà các thuộc tính khác là phụ thuộc hàm trực tiếp, không bắc cầu qua các thuộc tính khác.
- Nguyên tắc: Một quan hệ được chuẩn hoá có thểr tách thành 1 hoặc nhiều quan hệ chuẩn hoá khác mà không làm mất mát thông tin.

Bước 1: Thành lập danh sách các thuộc tính.
Bước 2: Tu chỉnh lại danh sách:
- Loại bỏ các tên đồng nghĩa
- Loại bỏ các thuộc tính tính toán.
o Ví Dụ: thành tiền = đơn giá * soluong ( trong một hoá đơn )
- Loại bỏ các thuộc tính tích luỹ ( thực chất cũng từ thuộc tính tính toán )
o Ví dụ: số hàng tồn kho = tổng nhập = tổng xuất
- Thay thế các thuộc tính không đơn bởi các thuộc tính đơn.
Bước 3: Tìm các phụ thuộc hàm có trong danh sách nói trên.
Bước 4: Chuẩn hoá: Dạng 1NF\ Tách nhóm các thuộc tính lặp
- Phần còn lại có thể tạo thành một quan hệ, tìm khoá cho nó
- Phần tách ra + khoá trên lập thành quan hệ khác. Tìm khoá

- Dạng 2NF: Loại bỏ phụ thuộc hàm bộ phận vào khoá bằng cách tách ra cộng với bộ phận của khoá nói trên để tạo ra các quan hệ mới.

Dạng 3NF: Loại bỏ phụ thuộc hàm không khoá bằng cách tách những phụ thuộc hàm không có khoá tham gia, tách ra + thuộc tính ở vế trái (khoá).

Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Learn for Future
Designed by Blog Thiet Ke
Posts RSSComments RSS
Back to top