Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

a.Các phương pháp phân tích thiết kế

a.Các phương pháp phân tích thiết kế

• Người PTTK hệ thống cần phải lựa chọn một phương pháp PTTK HT (còn gọi là phương pháp mô hình hóa HT) phù hợp với mình và với yêu cầu HT cần xây dựng.

•Phân loại:

- Phương pháp hướng chức năng (có cấu trúc): PTTK dựa theo các yêu cầu chức năng cần có của hệ thống.

Ví dụ: SA (Structured Analysis, De Marco, 1978)

- SADT (Structured Analysis and Design Technique, 1977)

- Phương pháp hướng dữ liệu: PTTK dựa theo các định dạng dữ liệu của hệ thống cần xây dựng

Ví dụ: LCP, LCS (J.D. Warnier, 1969-1970)

- Phương pháp hướng đối tượng: lấy đối tượng của hệ thống làm đơn vị mô hình hóa.

Ví dụ:

o OOAD (G.Booch, 1992-1993)

o OOA/OOD (P.Coad, E.Yourdon, 1991)

o UML + Rational Rose (G.Boo)

- Phương pháp theo sự kiện,

Phương pháp SADT(Structured Analysis and Design Technique)

- Ý tưởng: phân rã một hệ thống thành các phân hệ nhỏ và đơn giản:

o Sử dụng một mô hình (biểu diễn dưới dạng đồ họa) diễn tả một hệ thống phức tạp (mức A0)

o Chi tiết hóa dần dần từng chức năng trong mô hình bằng mô hình chi tiết (mức Aijk); Phân tích top down.

- Nhược điểm: không bao gồm toàn bộ tiến trình phân tích và nếu không thận trọng có thể dẫn đến tình trạng trùng lặp thông tin.

Phương pháp MERISE(MEthode pour Rassembler les Ideés Sans Effort)

Ý tưởng:

- Phân chia hệ thống thành hai thành phần: dữ liệu và xử lý

- Chia quá trình phát triển hệ thống thành 3 mức tiếp cận

- Với mỗi thành phần và mỗi mức tiếp cận có một mô hình tương ứng.

Ưu điểm:

- Có cơ sở khoa học vững chắc

Nhược điểm

- Cồng kềnh, do đó nó không thích hợp trong việc dùng để .giải quyết những dự án nhỏ

Phương pháp MXC(Méthode de Xavier Castellani)

Ý tưởng: Phân hoạch quá trình phân tích thành các giai đoạn:

- Phân tích vĩ mô

- Phân tích sơ bộ

- Phân tích quan niệm

- Phân tích chức năng

- Phân tích cấu trúc

Ưu điểm:

- Khá hữu hiệu, thích hợp với việc thực hành

Nhược điểm:

- Rườm rà

Phương pháp phân tích hướng đối tượng (Object Oriented Analysis)

Ý tưởng: dựa trên ý tưởng lập trình hướng đối tượng, dựa trên một số khái niệm cơ bản sau:

- Đối tượng (Object): gồm dữ liệu và thủ tục tác động lên dữ liệu này.

- Đóng gói (Encapsulation): Không cho phép tác động trực tiếp lên dữ liệu của đối tượng mà phai thông qua các phương pháp trung gian.

- Lớp (Class): Tập hợp các đối tượng có chung một cấu trúc dữ liệu và cùng một phương pháp.

- Kế thừa (Heritage): tính chất kế thừa là đặc tính cho phép định nghĩa một lớp mới

Bước 1: Xác định các tác nhân (actor), các trường hợp sử dụng (use case), mối quan hệ giữa các trường hợp sử dụng, từ đó xây dựng được biểu đồ các trường hợp sử dụng.

Bước 2: Mô tả các thuộc tính và các phương pháp cho từng lớp.

Bước 3: Xác định lớp các đối tượng, mốj quan hệ giữa chúng để xây dựng biểu đồ lớp, từ đó xây dựng các biểu đồ đối tượng.

Bước 4: Xác định các thủ tục từ các trường hợp sử dụng, từ đó xây dựng biểu đồ trình tự và biểu đồ hợp tác.

Bước 5: Xác định các ứng xử của mỗi đối tượng thông qua các biểu đồ.

Bước 6: Xác định kiến trúc của hệ thống bằng cách xác định các, thành phần của hệ thống, xây dựng các biểu đồ thành phần và biểu đồ triển khai

Mỗi phương pháp đều gồm 3 thành phần cơ bản:

- Tập hợp các khái niệm và mô hình (kèm với các kỹ thuật để biến đổi mô hình)

Ví dụ: phương pháp SA dựa trên các khái niệm “tác nhân”, “chức năng”, “luồng dữ liệu”; các mô hình sử dụng là: biểu đồ phân rã chức năng, biểu đồ luồng dữ liệu_

- Quy trình thực hiện: gồm các bước, các hoạt động cần làm, cách điều hành tiến độ và đánh giá sản phẩm thu được.

Ví dụ: phương pháp SA triển khai giai đoạn thiết kế theo các bước: TK mô hình chức năng, thiết kế giao diện Người-Máy, thiết kế CSDL, thiết kế chương trình...

- Các công cụ trợ giúp: các phần mềm hỗ trợ cho quá trình mô hình hóa với các khả năng: tự động sinh ra các biểu đồ, kiểm tra cú pháp, kiểm thử và đánh giá chương trình, mô phỏng và thực hiện mô hình.

3 trở ngại chính đối với các phương pháp PPTK HT:

- Độ phức tạp của bài toán và yêu cầu đối với hệ thống

o Ví dụ: Hệ kế toán, ngân hàng, quản lý bay gồm nhiều nghiệp vụ phức tạp và không quen đối với người xây dựng hệ thống, mặt khác yêu cầu đối với hệ thống cũng rất đa dạng, phong phú.

- Yêu cầu trao đổi giữa người với người: người xây dựng hệ thống với người dùng và các đồng nghiệp của mình.

- Đối đầu với sự đổi thay liên tục: Phương pháp PPTK tốt phải lấy các yếu tố ổn định làm nền tảng cho mô hình của mình, còn các yếu tố dễ thay đổi thì nên phản ánh trong một phạm vi hẹp, không ảnh hưởng nhiều đến hệ thống.

Phương pháp PPTK hướng chức năng (có cấu trúc) được chọn để giảng dạy cho SV các khối Kinh tế do:

- Là phương pháp kinh điển, dễ hiểu, dễ thực hành, thích hợp với những người mới làm quen với CNTT.

- Là phương pháp đã xây dựng được nhiều phần mềm ứng dụng trong các ngành Kinh tế.

Phương pháp được sử dụng ???

SADT + ...(Phân tích thiết kế có cấu trúc)


Phương pháp PTTK hướng chức năng

- Phương pháp PTTK hướng chức năng (có cấu trúc) bao gồm các hoạt động: khảo sát, phân tích, thiết kế, xây dựng và cài đặt chương trình. Các hoạt động này có thể thực hiện một cách song song.

- 3 công cụ quan trọng để mô hình hóa hệ thống theo phương pháp PTTK HT hương chức năng là: mô hình chức năng, mô hình dữ liệu, mô hình luồng dữ liệu.

Mô hình chức năng

- Mô hình chức năng mô tả các chức năng chính của hệ thống

- Thường được biểu diễn bằng sơ đồ chức năng nghiệp vụ

- Trả lời câu hỏi: hệ thống làm được những chức năng gì?

Mô hình dữ liệu

- Mô hình dữ liệu mô tả các dữ liệu chính sẽ có trong hệ thống và mối quan hệ ràng buộc giữa chúng

- Thường được mô tả bằng sơ đồ quan hệ thực thể, các bảng thuộc tính ràng buộc dữ liệu

- Trả lời câu hỏi: hệ thống sử dụng dữ liệu gì để phục vụ cho hoạt động của mình

- Mô hình luồng dữ liệu mô tả luồng dữ liệu luân chuyển trong hệ thống

- Thường được mô tả bằng sơ đồ ngữ cảnh, sơ đồ luồng dữ liệu, ma trận chức năng/thực thể

- Trả lời câu hỏi: thông tin được biến đổi như thế nào trong hệ thống, thông tin nào cần phải có trước khi thực hiện một chức năng hay một quá trình trong hệ thống.

Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

1 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Learn for Future
Designed by Blog Thiet Ke
Posts RSSComments RSS
Back to top